CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN STATIC TRONG PACKET TRACER

Định tuyến tĩnh là gì?

Định tuyến tĩnh là một loại kỹ thuật định tuyến mạng. Định tuyến tĩnh không phải là một giao thức định tuyến; thay vào đó, nó là cấu hình thủ công và lựa chọn tuyến mạng, thường do quản trị viên mạng quản lý. Nó được sử dụng trong các tình huống trong đó các tham số mạng và môi trường dự kiến sẽ không đổi.


Minh họa định tuyến tĩnh trong Packet Tracer

Mô hình mạng gồm có 4 Router và 4 Laptop như trên. Mô hình bao gồm 7 mạng với thứ tự: 

192.168.1.0
192.168.2.0
192.168.3.0
192.168.4.0
192.168.5.0
192.168.6.0
192.168.7.0

Địa chỉ IP của các thiết bị được gán theo bảng sau đây:

Thiết bị

Cổng giao tiếp

Địa chỉ IP

Mặt nạ

Default Gateway

Router-MiniLessons1

FastEthernet0/0

192.168.1.1

255.255.255.0

N/A

Serial2/0

192.168.2.1

255.255.255.0

N/A

Router-MiniLessons2

FastEthernet0/0

192.168.3.1

255.255.255.0

N/A

Serial2/0

192.168.2.2

255.255.255.0

N/A

Serial3/0

192.168.4.1

255.255.255.0

N/A

Router-MiniLessons3

FastEthernet0/0

192.168.5.1

255.255.255.0

N/A

Serial2/0

192.168.4.2

255.255.255.0

N/A

Serial3/0

192.168.6.1

255.255.255.0

N/A

Router-MiniLessons4

FastEthernet0/0

192.168.7.1

255.255.255.0

N/A

Serial2/0

192.168.6.2

255.255.255.0

N/A

Laptop-MiniLessons1

FastEthernet0

192.168.1.2

255.255.255.0

192.168.1.1

Laptop-MiniLessons2

FastEthernet0

192.168.3.2

255.255.255.0

192.168.3.1

Laptop-MiniLessons3

FastEthernet0

192.168.5.2

255.255.255.0

192.168.5.1

Laptop-MiniLessons4

FastEthernet0

192.168.7.2

255.255.255.0

192.168.7.1


Mô hình minh họa dùng các thiết bị và kết nối sau trong Packet Tracer
    • Routers: dùng 4 Router loại PT-Router
    • End Devices: dùng 4 Laptop làm thiết bị đầu cuối
    • Connections: Copper Cross-Over được dùng để nối Laptop và Router; Serial DCE được dùng để nối 2 Router với nhau.

Các bước thực hiện cấu hình định tuyến

Bước 1: Đặt địa chỉ IP cho các Laptop


Đặt địa chỉ IP cho Laptop có tên nhãn MiniLessons1

Đặt địa chỉ IP cho các Laptop còn lại: Dùng bảng IP mô tả bên trên và đặt tương tự với cách đặt cho Laptop MiniLessons1. Lưu ý thông số Default Gateway phải trỏ về đúng Router tương ứng của Laptop.

Bước 2: Đặt địa chỉ IP cho Router

Đặt địa chỉ IP cho Laptop có tên nhãn Router-MiniLessons1 bằng giao diện đồ họa cho cổng giao tiếp FastEthernet0/0 (nối với Laptop MiniLessons1)


Đặt địa chỉ IP cho Laptop có tên nhãn Router-MiniLessons1 bằng giao diện đồ họa cho cổng giao tiếp Serial2/0 (nối với Router-MiniLessons2)


Bạn cũng có thể đặt IP cho Router bằng giao diện dòng lệnh CLI. Trên thực tế cách này được dùng phổ biến vì nó hỗ trợ trong mọi trường hợp.

Đặt IP cho các Router còn lại: Dựa vào bảng IP đã mô tả bên trên và đặt tương tự với cách đặt cho Router-MiniLessons1.

Bước 3: Cấu hình định tuyến cho Router

Cấu hình định tuyến với Router-MiniLessons1 bằng giao diện đồ họa. Dùng chức năng Roting trong Packet Tracer như hình bên dưới.
Giải thích:
- Đường mạng đầu tiên mà Laptop MiniLessons1 muốn qua là 192.168.2.0 để có thể giao tiếp được với các Laptop khác. Vì vậy Network trong hình bên dưới là 192.168.2.0. Cổng router mà bắt buộc gói tin phải đi qua để đến các Laptop khác chính là cổng 192.168.2.2 của Router-MiniLessons2.
- Tương tự như vậy, ta cấu hình định tuyến để qua tất cả các mạng còn lại là: 192.168.3.0; 192.168.4.0; 192.168.5.0; 192.168.6.0 và 192.168.7.0

Cấu hình định tuyến với Router-MiniLessons1 bằng giao diện dòng lệnh CLI. Sử dụng câu lệnh ip route như hình bên dưới



Cấu hình định tuyến với Router-MiniLessons2

Cấu hình định tuyến với Router-MiniLessons3


Cấu hình định tuyến với Router-MiniLessons4



Kiểm tra kết quả


Bằng lệnh PING. Kết quả PING từ máy MiniLessons1 sang máy MiniLessons4

Bằng giao thức PDU. Truyền từ máy MiniLessons2 sang máy MiniLessons3



Bạn có thể xem kết quả kiểm tra bằng Video sau để có thể thấy rõ ràng trực quan hơn


Chúc các bạn học tập thật tốt!





Post a Comment

Ý kiến của bạn!

Trước Kế tiếp